Đối với một kỹ sư cơ khí chuyên nghiệp thì việc sử dụng và đọc thước kẹp nó là bản năng rồi, tuy nhiên đối với nhiều bạn sinh viên do điều kiện tiếp xúc thực tế hoặc môi trường tiếp cận còn khó khăn thì không thể tránh khỏi việc chưa hiểu sâu về cách sử dụng và cách đọc của thước kẹp. Vậy cùng Sam Lan tìm hiểu cách sử dụng thước kẹp qua bài viết này nhé!
1. Thước kẹp là gì?
Như các bạn đã biết thì thước kẹp hay còn gọi là thước cặp là một loại dụng cụ đo tương đối chính xác, được sử dụng rất nhiều và chủ yếu trong ngành cơ khí chế tạo, nhựa, gỗ, hay nhôm kính....Thước kẹp có thể đo chiều dài, đường kính ngoài, đường kính trong và độ sâu của chi tiết gia công.
Thước kẹp có phạm vi đo: từ 0~150, 200, 300mm Với độ chính xác trong thao tác đo lên tới:0.05mm.
2. Cấu tạo thước kẹp
1, Đầu đo đường kính trong
2, Đầu đo đường kính ngoài
3, Vít hãm
4, Thang đo thước trượt
5, Thang đo chính
6, Đo độ sâu
7, Thanh đo độ sâu
3. Cách sử dụng thước kẹp
- Trước khi đo cần kiểm tra thước có chính xác không bằng cách kéo du xích về vị trí 0 ban đầu.
- Kiểm tra bề mặt vật đo có sạch không.
- Khi đo phải giữ cho 2 mặt phẳng của thước song song với mặt phẳng cần đo.
- Muốn lấy thước ra khỏi vị trí đo thì phải vặn đai ốc hãm để cố định hàm động với thân thước chính.
4. Cách đọc thước kẹp
- Khi đo xem vạch “0” của du xích ở vị trí nào của thước chính ta đọc được phần nguyên của kích thước trên thước chính.
- Xem vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính ta đọc được phần lẻ của kích thước theo vạch đó của du xích ( tại phần trùng ).
+ Đọc giá trị đến 1.0mm: đọc trên thang đo chính vị trí bên trái của điểm “0” trên thanh trượt. Như hình là 45mm.
+ Đọc giá trị phần thập phân: đọc tại điểm mà vạch của thước trượt trùng với vạch trên thang đo chính. Như hình là 0.25mm.
+ Cách tính toán giá trị đo: lấy hai giá trị trên cộng vào nhau. Gía trị ở trên hình là: 45 + 0.25 = 45.25mm.
Bạn đã nắm được những kiến thức này chưa? Nếu chưa, hay lưu lại nhé!
Tin khác
-
11/25/2024 - 08:43
-
11/21/2024 - 14:58
-
11/21/2024 - 12:28
-
10/30/2024 - 08:31
-
10/29/2024 - 11:44
-
08/02/2024 - 09:33
-
12/19/2023 - 08:15
-
09/15/2023 - 21:04
-
03/20/2023 - 13:21
-
03/09/2023 - 21:45